Thap ha nhiet co dat tien khong
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hóa — hiện đại hóa thì các thiết bị công nghiệp tiên tiến và hiện đại lần lượt ra đời nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu đời sống của con người. Và một trong số đó là tháp giải nhiệt, tháp hạ nhiệt nước được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp,…. Tuy nhiên còn rất nhiều người còn mơ hồ hoặc chưa biết đến thiết bị này.
Thiết nghĩ, để có thể khai thác được hết khả năng làm việc của tháp giải nhiệt quý khách cần nắm được những thông tin về dòng sản phẩm công nghiệp này như: Tháp giải nhiệt là gì? Gồm những loại nào, có chức năng và cấu tạo ra sao? Tất cả những câu hỏi này chúng tôi sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé!
Khái niệm về tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp giải nhiệt cooling tower — thiết bị được dùng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp hạ nhiệt hoạt động dựa trên sự chuyển đổi năng lượng nhiệt dư thừa thông qua sự bay hơi của nước vào trong không khí; nhờ vậy mà khối lượng nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể.
Lượng nước sau quá trình làm mát sẽ được đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các loại máy móc hoạt động sản xuất trong nhà xưởng, hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa khí.
Mời bạn xem bảng giá tháp giải nhiệt nước tại Xương Minh để tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm, giá thành, chế độ bảo hành, vận chuyển,….
Tháp giải nhiệt được sử dụng để làm mát máy móc trong xí nghiệp
Tháp giải nhiệt nước gồm những loại nào?
Phân loại tháp giải nhiệt bao gồm hai loại chính: Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Tháp giải nhiệt Hypebol là tên gọi khác của loại tháo này. Tháp hạ nhiệt này hoạt động nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí môi trường xung quanh, và không khí nóng hơn trong tháp. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên bên trong tháp do không khí nóng tăng lênthì không khí mát sẽ đi vào tháp qua bộ phận khí vào ở đáy tháp. Không cần sử dụng quạt và không có sự luân chuyển của khí nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhờ có sơ đồ bố trí của tháp. Vỏ ngoài của loại tháp này chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200m, thường được dùng cho nhu cầu nhiệt lớn bởi kết cấu bê tông lớn đắt tiền.
Tháp giảm nhiệt đối lưu tự nhiên gồm hai loại chính:
Tháp dòng ngang: Loại này không khí sẽ được hút dọc theo hướng nước rơi và khối đẹm đặt phía bên ngoài tháp.
Tháp ngược dòng: Không khí sẽ được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt trong tháp, có thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể.
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
- Loại tháp này bao gồm các quạt lớn sẽ hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước chảy xuống bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí, giúp tối đa hoá quá trình truyền nhiệt. Tỷ lệ giải nhiệt của tháp đối lưu cơ học sẽ phụ thuộc vào nhiều thông số khác nhau: đường kính quạt, tốc độ hoạt động và khối đệm trợ lực của hệ thống.
- Tháp đối lưu cơ học hiện có sẵn dải công suất rất rộng, có thể được xây tại nhà máy hoặc cánh đồng. Nhiều tháp được xây dựng và hoạt động cùng nhau để đạt được công suất mong muốn. Các tháp hạ nhiệt được nối với nhau từ hai tháp riêng lẻ trở lên, gọi là “ô” (số lượng ô). Ví dụ như tháp gồm 8 ô là để chỉ loại tháp đối lưu cơ học. Các tháp có nhiều ô có thể được nối với nhau theo hàng, vuông hoặc tròn sẽ phụ thuộc vào hình dạng của ô và tùy theo phần lấy khí vào được đặt bên cạnh hoặc dưới đáy của ô.
Tháp đối lưu cơ học gồm ba loại:
- Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức: Không khí sẽ được hút vào trong tháp nhờ quạt được đặt ở phần khí vào.
- Tháp giảm nhiệt không khí dòng ngang: Nước sẽ đi vào ở phần trên của tháp và đi qua các khối đệm. Không khí có thể đi vào từ một phía (tháp một dòng); hoặc từ các phía đối diện nhau (tháp hai dòng). Sau đó quạt sẽ hít lấy khí vào qua khối đệm đi lên lối ra ở phía trên cùng của tháp.
Tháp tản nhiệt không khí ngược dòng: Nước nóng sẽ đi vào phần trên, không khí sẽ đi vào phần đáy và phần trên của tháp. Sử dụng quạt hút và quạt đẩy.
Tháp giải nhiệt nước công nghiệp gồm hai loại chính đó là đối lưu tự nhiên và đối lưu cơ học
Tháp giải nhiệt đảm nhận chức năng gì?
Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp lại mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua tháp giải nhiệt chiller để phục vụ cho công việc sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Và dưới đây là chức năng của tháp giải nhiệt.
Nâng cao năng suất, tăng doanh thu
Trong một xưởng sản xuất lớn, có rất nhiều loại máy móc cùng hoạt động trong cùng một thời điểm sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn, khiến dầu bôi trơn trong các chi tiết máy nhanh biến chất. Khi các linh kiện máy bị ma sát nhiều hơn, động cơ sẽ nóng nhanh khiến máy móc hoạt động kém, giảm hiệu quả công việc, thậm chí là gây hỏng hóc, chập cháy.
Kéo dài tuổi thọ máy, tiết kiệm tối đa chi phí
Sử dụng tháp giải nhiệt công nghiệp sẽ giúp máy móc tránh được những phát sinh hỏng hóc không đáng có, giúp các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra, tiết kiệm được nhiều cho phí bảo dưỡng, sửa chửa máy móc đáng kể. Lượng nước sau quá trình làm mát sẽ được đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các loại máy móc trong nhà xưởng, hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa khí. Nhờ có tháp giải nhiệt mà các loại máy móc được làm mát, cho khả năng vận hành liên tục trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ máy và đem lại hiệu quả làm việc tối ưu.
Từ những phân tích trên chắc hẳn quý khách đã biết tháp giải nhiệt dùng để làm gì rồi phải không nào?
Tháp giải nhiệt nước có cấu tạo như thế nào?
Bên cạnh công dụng thì cấu tạo của tháp giải nhiệt cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, một thiết bị tháp hạ nhiệt được cấu thành từ các bộ phận sau:
- Khung và thân: Hầu hết khung của các dòng tháp giải nhiệt lớn sẽ được làm từ kim loại vững chắc, và bên ngoài được bao bởi vỏ tháp. Còn những loại nhỏ hơn thì thân tháp và khung là một. Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh, có khả chống ăn mòn, chống lão hóa, không bám rêu, tuổi thọ cao và dễ dàng vệ sinh.
- Khối đệm: Hay được gọi tấm tản nhiệt, được làm bằng nhựa hoặc gỗ. Trong tháp làm mát nước, khối đệm đảm nhận nhiệm vụ tản đều nước để không khí lấy được nhiều nhiệt lượng hơn, giúp quá trình làm mát nước nhanh hơn và cho hiệu quả tối ưu.
Có 2 loại khối đệm chính: khối đệm dạng phun và khối đệm dạng màng.
Khối đệm dạng phun: Giải nhiệt dựa vào lượng nước rơi từ các thanh chắn nằm ngang trên khối đệm sẽ được bắn thành những hạt nhỏ hơn, từ đó sẽ làm tăng các mặt tiếp xúc với không khí và làm mát nước tốt hơn
Khối đệm dạng màng: Được thiết kế gồm các màng nhựa mỏng được đặt sát nhau, khi nước rơi trên đó sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí, mang lại khả năng trao đổi nhiệt tương đối tốt.
- Vòi phun: Đảm nhận chức năng phun nước, phân chia nước đồng đều trên khối đệm, đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị được tốt hơn. Vòi phun được làm bằng nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm tùy thuộc vào công suất lạnh của thiết bị. Những loại tháp hạ nhiệt có công suất nhỏ sẽ được trang bị đầu phun nhựa, còn thiết bị có công suất lớn sẽ sở hữu đầu phun nhôm.
- Quạt: Bộ phận này có nhiệm vụ thông gió cưỡng bức trong tháp hoạt động để đưa lượng không khí lớn nhất vào hệ thống, giúp hạ nhiệt và làm mát nước hiệu quả. Các tháp giải nhiệt 5RT, 20RT,… sử dụng quạt bằng nhựa ABS cao cấp, chắc chắn. Còn tháp giải nhiệt 50RT, 250RT,… dùng cánh quạt hợp kim nhôm.
- Bể chứa nước lạnh: Phần này được đặt ở dưới đáy của tháp giải nhiệt chiller, có thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm. Bể chứa thường được trang bị bộ phận thu nước hoặc điểm trũng để xả nước lạnh xuống đường ống dẫn để đi tới các điểm làm mát cho máy móc trong nhà máy.
Ngoài ra còn có một số các bộ phận khác: tấm chắn nước, động cơ, hộp số, bộ phận khí vào, hộp giảm tốc,…bạn sẽ tìm thấy trong bảng giá phụ kiện tháp giải nhiệt được phân phối tại Điện máy Hoàng Liên.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt
Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt
Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt là trích nhiệt từ hơi nước và thải nhiệt ra ngoài khí quyển. Kết quả của quá trình hạ nhiệt là phần nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể. Cho dù doanh nghiệp có sử dụng tháp tròn hay tháp vuông thì nguyên lý tháp giải nhiệt cụ thể như sau:
Tháp hạ nhiệt nước được thiết kế theo dạng luồng khí trực tiếp theo phương thẳng đứng xuống bồn nước. Luồng khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt màng của tháp, lưu lượng nước sẽ chảy thẳng xuống bởi trọng lực. Không khí luân chuyển qua màng giải nhiệt, hòa vào không khí bên ngoài.
Ban đầu nước nóng sẽ được đưa vào bên trong hệ thống tháp; sau đó sẽ được phun thành dạng tia và rơi xuống bề mặt tấm giải nhiệt. Ngay lúc này, luồng không khí từ bên ngoài được đưa vào tháp và được đẩy từ dưới đáy lên trên theo chiều thẳng đứng. Khi đó, luồng không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước nóng, cuốn theo hơi nước nóng lên cao và thải ra môi trường bên ngoài tháp. Kết quả của quá trình giải nhiệt là nguồn nước được làm mát sẽ rơi xuống đế bồn, được dẫn qua hệ thống đường ống để đưa tới phục vụ cho nhu cầu làm mát cho máy móc và trang thiết bị hoạt động trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp sản xuất.
Nắm được nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt sẽ giúp thiết bị phát huy tối đa khả năng làm việc
Trên đây là những thông tin liên quan đến tháp giải nhiệt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách tháo gỡ được những khúc mắc, băn khoăn của mình về thiết bị hạ nhiệt, làm mát nước hiện đại này.
Tham khảo:
https://thapgiainhietxm.business.site/posts/1210317361490928446
https://thapgiainhietxm.business.site/posts/7796796625941799476
http://dienmay.fastblog.net/thap-giai-nhiet-la-gi-cau-tao-va-phan-loai.xhtml
https://tmdt.amebaownd.com/posts/8941907
https://ameblo.jp/thuanthaogroup/entry-12612683483.html
http://tmdt.livedoor.biz/archives/6621565.html
最近のコメント